Hợp đồng điện tử mang lại nhiều ưu điểm như tiết kiệm chi phí, thời gian, thực hiện nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên, mặc dù đã có quy định hỗ trợ, người dùng vẫn giữ những lo ngại về tính pháp lý và an toàn thông tin của hợp đồng điện tử. Hôm nay, Home Casta sẽ giải đáp những lo ngại đó.
I. Hiệu lực pháp lý của hợp đồng điện tử
Theo Điều 14 và Điều 34 của Luật Giao dịch điện tử năm 2005, hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng truyền thống. Các doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức này trong nhiều lĩnh vực như dân sự, thương mại, kinh doanh, hoạt động của cơ quan Nhà nước và các lĩnh vực khác theo quy định của Pháp luật.
Tính pháp lý của hợp đồng điện tử được xác nhận rõ ràng tại Chương 4 về Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11.
Điều 34 thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử, nêu rõ: “ Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.”
Điều 14 Luật Giao dịch điện tử 2015 cũng xác định rằng thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ, và giá trị của nó phụ thuộc vào độ tin cậy của quá trình khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu, tính toàn vẹn và cách xác định người khởi tạo.
Như vậy, pháp luật Việt Nam đã chính thức công nhận hiệu lực của hợp đồng điện tử nếu được thực hiện đúng quy định. Doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng hình thức này để tối ưu hoá quy trình kinh doanh và giảm chi phí hoạt động.
II. Hợp đồng điện tửu cần những gì để được công nhận giá trị pháp lý:
Để hợp đồng điện tử được công nhận giá trị pháp lý theo quy định của pháp luật Việt Nam, cần tuân theo hai điều kiện sau đây:
1. Đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin trong hợp đồng:
– Tính vẹn toàn của thông tin: Để hợp đồng điện tử được công nhận, thông tin bên trong phải được đảm bảo là đầy đủ và không bị sửa đổi hoặc thay đổi, trừ những sự điều chỉnh về hình thức xuất hiện trong quá trình lưu trữ, hiển thị hoặc trao đổi chứng từ điện tử
2. Thông tin trong hợp đồng điện tử có thể truy cập:
– Truy cập và sử dụng thông tin: Thông tin trong hợp đồng điện tử phải được phép truy cập và sử dụng một cách hoàn chỉnh khi cần thiết. Bất kỳ sửa đổi nào đối với hợp đồng chỉ được thực hiện sau khi hợp dồn đã có hiệu lực và chỉ khi có sự đồng ý của tất cả các bên tham gia.
Để giải đáp thắc mắc liên quan đến việc “hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không” chi tiết về các điều kiện để hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý được quy định rõ trong Khoản 1, Đièu 9 của Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử:
“1. Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại có giá trị pháp lý như bản gốc nếu đáp ứng cả hai điều kiện sau:
a, Có sự bảo đảm đủ tin cậy về tính toàn vẹn thông tin chứa trong chững từ điện tử từ thời diểm thông tin dược khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng chứng từ điện tử
b, Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết”
III. Lưu ý khi thực hiện hợp đồng điện tử để tránh gặp rủi ro
Hình thức hợp đồng điện tử mang lại nhiều lợi ích, nhưng đi kèm với những thách thức và rủi ro. Để giảm thiểu những rủi ro không mong muốn khi thực hiện hợp đồng điện tử, doanh nghiệp cần quan tâm đến các vấn đề chi tiết sau:
1. Lĩnh vực áp dụng hợp đồng điện tử:
– Lĩnh vực sử dụng hợp đồng điện tử: Để hợp đồng điện tử được công nhận về giá trị pháp lý, doanh nghiệp cần hiểu rõ những lĩnh vực được cháp nhận sử dụng hợp đồng điện tử, bao gồm dân sự, lao động, mua bán hàng hoá, cung cứng dịch vụ, thương mại, và các lĩnh vực khác
– Lĩnh vực không được công nhận tính pháp lý: Trong những lĩnh vực như bất động sản, hôn nhân, thừa kế, giấy khai sinh, khai tử, hối phiếu, giấy tờ có giá, hợp đồng điện tử không được áp dụng theo quy định của pháp luật.
2. Quy định về chủ thể thực hiện hợp đồng điện tử:
– Số lượng chủ thể và điều kiện: Khác với hợp đồng truyền thống với 2 chủ thể là bên bán và bên mua, hợp đồng điện tử yêu cầu ít nhất 3 chủ thể là bên bán, bên mua và bên trung gian. Các chủ thể cần đáp ứng các điều kiện về năng lực hành vi dan sự đầy đủ, phù hợp với hợp đồng được xác lập và giao kết hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện.
3. Vấn để bảo mật
– Bảo mật thông tin: Bảo mật thông tin của hợp đồng và các bên liên quan là quan trọng. Doanh nghiệp cần lựa chọn đơn vị cung cấp chữ ký số có uy tín và thoả thuận rõ ràng về bảo mật thông tin . Thực hiện các biện pháo an ninh thông tin để ngăn chặn rủi ro về mất mát hoặc lộ thông tin nhạy cảm. Đồng thời, ký kết các thoả thuận bảo mật với đối tác và bên thứ ba liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng điện tử.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu về tính pháp lý của hợp đồng điện tử cũng như các lưu ý khi sử dụng hợp đồng điện tử. Với đội ngũ chuyên viên, luật sư, kỹ thuật viên uy tín, Home Casta tự tin là đơn vị uy tín có thể giải đáp mọi thắc mắc của bạn đọc
Thông tin liên hệ của chúng tôi:
Số điện thoại: 0941.111.286
Địa chỉ: 37/66 Trung Hành, Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng
Xem thêm video của chúng tôi tại Youtube:
- Dịch vụ tư vấn thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Dịch vụ tư vấn thành lập Công ty TNHH 1 thành viên
- Dịch vụ tư vấn thành lập Công ty cổ phần
- Thủ tục và điều kiện thành lập công ty cung ứng nhân sự
- Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp Chế Xuất Năm 2024 Như Thế Nào?
- Hướng dẫn cách ký số trên Foxit reader
- Cách thành lập công ty klinh doanh máy tính
- 5 Điều Quan Trọng về Chữ Ký Số Doanh Nghiệp Cần Nắm Rõ