I. Hạch toán và xử lý các khoản truy thu và phạt thuế trong quá trình kiểm tra và thanh tra có thể được thực hiện như sau:
Trường hợp 1: Khi số liệu không trọng yếu – không phải hồi tố BCTC:
- Truy thu thuế TNDN:
– Nợ TK 8211
– Có TK 3334
– (Lưu ý không hạch toán TK 811, hoặc giảm trừ trực tiếp trên TK 421, trong TM báo cáo TC có thể tách thành một dòng riêng thể hiện đây là khoản thuế TNDN phát hiện thêm của kỳ trước).
- Các khoản truy thu thuế GTGT, TNCN, các khoản thuế khác:
– Nợ TK 811
– Có TK 333- chi tiết thuế liên quan
- Các khoản phạt:
– Nợ TK 811
– Có TK 3339
Về tính hợp lý của các khoản chi phí:
- Truy thu thuế:
– Theo quy định, các khoản vi phạm hành chính về thuế là chi phí không hợp lý hợp lệ (TT 96). Các khoản tiền phạt bao gồm vi phạm luật giao thông, chế độ đăng ký kinh doanh, chế độ kế toán thống kê, và vi phạm pháp luật về thuế.
– Các khoản truy thu thuế GTGT, THUẾ KHÁC, PHÍ vẫn được tính vào chi phí hợp lý nếu không phải do yếu tố hóa đơn không hợp lệ hoặc không thỏa mãn về hình thức thanh toán.
- Truy thu thuế TNCN:
– Thuế TNCN là khoản người lao động phải nộp, nên truy thu thuế TNCN không được tính vào chi phí hợp lý ngoại trừ trong trường hợp hợp đồng lao động quy định khoản tiền trả cho người lao động sau khi đã trừ thuế TNCN.
- Truy thu thuế TNDN:
– Khi hạch toán TK 8211, chi phí này đã là sau thuế, không cần điều chỉnh tăng lợi nhuận tính thuế.
Lưu ý:
– Khi cán bộ thuế kiểm tra hết tất cả các loại thuế, phần truy thu thuế GTGT, phí, TNCN sẽ được cộng vào chi phí.
– Cần loại trừ phần chi phí truy thu này ra khỏi chi phí tính thuế để tránh việc cộng vào chi phí hai lần.
– Kiểm tra biên bản làm việc của thuế để đảm bảo rằng đã cộng khoản chi phí truy thu vào chi phí tính thuế. Nếu chưa, thuyết phục họ cộng vào.
Phạt thuế:
– Loại trừ khi xác định chi phí tính thuế.
Trường hợp 2: Số liệu truy thu trọng yếu, kế toán bắt buộc hối tố:
1.Phạt hành chính về thuế:
Phạt hành chính về thuế vẫn được hạch toán vào tài khoản 811 “ Chi phí khác “ năm hiện hành. Bút toán:
- Nợ TK 811
- Có Tk 3339
- Các khoản truy thu, điều chỉnh hối tố:
– Chi tiêu “LNST chưa phân phối luỹ kế đến cuối kỳ trước “ ( cột đầu kỳ ) trên Bảng CĐKT giảm xuống
– Chi tiêu “ Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước” ở cột đầu kỳ tăng lên một lượng tương ứng
- Trường hợp cơ quan thuế loại trừ chi phí do không có hoá đơn chứng từ hợp lý:
– Chi phí kế toán không thay đổi
– Không có bất kỳ bút toán điều chỉnh hay điều chỉnh số dư nào
- Nếu biên bản ghi điều chỉnh tăng doanh thu:
– Điều chỉnh số dư đầu kỳ chi tiêu “LNST chưa phân phối luỹ kế đến cuối kỳ trước “ và điều chỉnh số dư khoản mục tương ứng ( ví dụ tiền hoặc công nợ)
Lưu ý:
- Thông tư 200/2014-TT-BTC không có bất kỳ bút toán hướng dẫn hạch toán TK 421 nào liên quan đến khoản truy thu, phạt thuế
- Trong thuyết minh báo cáo tài chính, cần mô tả chi tiết vấn đề hối tố và lý do số dư đầy kỳ thay đổi, theo kết luận thanh tra thuế
- Không sử dụng bút toán Nợ TK421/ Có TK liên quan trong các giao dịch liên quan đến truy thu, phạt thuế, trừ khi chỉ để xử lý kỹ thuật trên phần mềm
- Nguyên tắc điều chỉnh hối tố ở đây nhằm điều chỉnh số liệu so sánh và xác định ảnh hưởng tới số dư cuối kỳ, không phản ánh chi phí thực tế trong năm hiện hành.
II. Một số điểm khác nhau cơ bản giữa có uỷ quyền quyết toán và không có uỷ quyền quyết toán liên quan đến Thuế TNCN
1.Về điều kiện uỷ quyền:
– Có uỷ quyền: Để có uỷ quyền, cá nhân cần phải có thu nhập 1 nơi trong năm hoặc thu nhập vãng lai dưới 10 triệu đồng/ tháng và đã được đơn vị chi trả thu nhập khẩu trừ tại nguồn.
– Không uỷ quyền: Không có điều kiện cụ thể
- Trong Phụ lục 05-1BK-QTT-TNCN:
– Có uỷ quyền: Tick vào ô tương ứng. Lưu ý, cần có biên bản ký tên đầy đủ nếu làm uỷ quyền.
– Không uỷ quyền: Không tick vào ô tương ứng.
- Tinh thuế và Hoàn thuế:
– Có uy quyền: Phần mềm HTKK sẽ tính lại số thuế theo cách tính cả năm, giảm trừ bản thân đủ 132 triệu ( tương ứng 12 tháng). Có thể xử lý hoàn thuế qua công ty.
– Không uỷ quyền: Phần mềm không tính lại số liệu ở cột số 22 đến 24, và không được hoàn thuế qua công ty
- Tiết kiệm thới gian:
– Có uỷ quyền: Tiết kiệm thời gian vì do công ty thực hiện
– Không uỷ quyền: Cần yêu cầu doanh nghiệp cung cấp chứng từ khấu trừ thuế nếu có
Những khác biệt trên giúp định rõ quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân khi quyết toán thuế TNCN có hoặc không có uỷ quyền từ doanh nghiệp. Với đội ngũ chuyên viên, luật sư, kỹ thuật viên uy tín, Home Casta tự tin là đơn vị uy tín có thể giải đáp mọi thắc mắc của bạn đọc
Thông tin liên hệ của chúng tôi:
Số điện thoại: 0941.111.286
Địa chỉ: 37/66 Trung Hành, Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng
Xem thêm video của chúng tôi tại Youtube:
<iframe width=”866″ height=”487″ src=”https://www.youtube.com/embed/vQ-2Imxncd0″ title=”Điều kiện để thành lập công ty cổ phần” frameborder=”0″ allow=”accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture; web-share” allowfullscreen></iframe>
- Dịch vụ tư vấn thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Dịch vụ tư vấn thành lập Công ty TNHH 1 thành viên
- Dịch vụ tư vấn thành lập Công ty cổ phần
- Thủ tục và điều kiện thành lập công ty dược phẩm
- Đo lường Nhận Thức Thương Hiệu: Bước Quan Trọng trong Chiến Lược Tiếp Cận Khách Hàng
- Doanh Nghiệp Có Phải Kê Khai Thuế TNCN Thay Cho Cổ Đông Chuyển Nhượng Cổ Phần Không?
- Dịch vụ tư vấn thành lập công ty cung ứng lao động tại Hà Giang
- Cách Tìm Thị Trường Ngách Tiềm Năng Và Tốt Nhất Cho Doanh Nghiệp