Bạn đang muốn thành lập địa điểm kinh doanh nhưng vẫn còn đang băn khoăn về thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh. Bạn hãy tham khảo bài viết sau của Công ty Home Casta về thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh nhé.

Địa điểm kinh doanh là địa điểm mà doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể, địa điểm kinh doanh có thể đặt ngoài địa chỉ trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Tất cả doanh nghiệp có giấy phép đăng ký kinh doanh đều có thể tiến hành thành lập địa điểm kinh doanh.

Ưu điểm của Địa điểm kinh doanh:

– Địa điểm kinh doanh không có mã số thuế mà chỉ có mã số đơn vị trực thuộc.

– Địa điểm kinh doanh chỉ cần nộp thuế môn bài theo quy định hàng năm với 1 địa điểm kinh doanh là 1.000.000 đồng.

– Khi có nhu cầu chuyển địa chỉ của địa điểm kinh doanh, thủ tục đơn giản, nhanh chóng hơn.

– Tương tự thủ tục chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh cũng rất gọn nhẹ, dễ dàng do không phải làm các thủ tục chốt thuế.

Thành lập Địa điểm kinh doanh

Một vài lưu ý:

– Giám đốc, người đại diện theo pháp luật, thành viên, cổ đông trong công ty hoặc người được ủy quyền có thể làm người đứng đầu địa điểm kinh doanh.

– Địa điểm kinh doanh không có con dấu riêng, cũng như tư cách pháp nhân, kê khai thuế phục thuộc vào công ty mẹ.

– Tên của địa điểm kinh doanh sẽ phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”. Ví dụ: Công ty CP…. Địa điểm kinh doanh số 1.

– Ngành nghề của địa điểm kinh doanh phải lấy từ ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

– Địa chỉ của địa điểm kinh doanh có thể đặt cùng hoặc khác tỉnh với công ty chính và có thể thành lập 1 hoặc nhiều địa điểm kinh doanh.

– Khi hồ sơ được chấp thuận, doanh nghiệp cần làm tiếp thủ tục nộp tờ khai thuế môn bài và đóng thuế môn bài. Nếu doanh nghiệp mới thành lập, địa điểm kinh doanh được thành lập cùng năm thì địa điểm kinh doanh sẽ được miễn thuế môn bài.

Thông tin cần chuẩn bị khi thành lập địa điểm kinh doanh

– Mã số thuế của doanh nghiệp

– Địa chỉ của địa điểm kinh doanh

– Ngành nghề hoạt động của địa điểm kinh doanh

– Thông tin của người đứng đầu địa điểm kinh doanh: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu bản sao y công chứng.

Sau khi cung cấp đủ thông tin cần thiết, công việc tiếp theo là soạn thảo hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh để nộp đến Sở Kế hoạch Đầu tư. Sau khi xem xét hồ sơ, Sở Kế hoạch Đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp hoặc gửi yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ có thiếu sót.

 

Trên đây là bài viết về thông tin chuẩn bị, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào xin hãy liên hệ đến Công ty chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tận tình nhất.

HOTLINE: 0912.510.589 (Mr. Tuấn Anh) và 0326.905.905 (Mr. Trung)

Đánh giá bài viết nhé <3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *